Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi tham gia các khóa học
online, bạn cần chú ý vài điểm sau:
1- Kiên nhẫn coi cho hết video clip về PHP:
Thực vậy, có những video clip mới thoáng qua bạn đã biết
hết rồi. Nên việc kiên nhẫn coi nó thật là mất thời gian của bạn. Nhưng không,
kiến thức bạn có được là tự tích lũy. Nó khác với cách thức mà các thầy muốn
truyền đạt cho bạn. Vì không phải bạn xem video clip đó chỉ để hiểu vỏn vẹn vấn
đề A, mà có thể người thầy muốn từ vấn đề A liên kết đến B và C trong một bài học
khác hoặc nội dung khác. Do vậy, hãy thật kiên nhẫn và tỷ mỉ coi lại thật kỹ
các thao tác cho đến khi bạn đã thật sự hiểu được vấn đề 1 cách trọn vẹn.
2- Làm lại cho đến khi không còn bị sai
Một tâm lý thường gặp ở người học online, là
chỉ XEM. Sau khi xem thì coi như đã xong được bài đó. Ồ, không đâu.
Bạn xem tức là bạn chỉ mới nhớ được chút ít mà thôi. Theo thời gian, chỉ 1 vài
ngày bạn sẽ quên ngay vấn đề mà bạn vừa xem.
Có những trường hợp hỏi tôi. "Sao em coi clip của thầy,
em hiểu hết và biết hết. Nhưng khi em ngồi vào gõ thử thì em không biết nên làm
cái gì trước và cái gì sau đó". Rất đơn giản thôi, vì khi ngồi xem em chưa
thấu hiểu được việc khó khăn khi vận hành khối lượng kiến thức trong đầu để gõ
ra được những đoạn lệnh như ý.
Hãy gõ lại ít nhất là 2 lần đối với 1 video clip. Và chắc
chắn rằng bạn không thể làm sai nếu 1 lúc nào đó vô tình làm lại bài tập (bài học)
đó.
3- Đừng vội hỏi, nếu bạn chưa thật sự dùng hết
sức mình
Tâm lý ỷ lại sẽ làm hỏng đi khả năng sáng tạo và tìm tòi
của chính bạn. Khi xây dựng các video clip, với kinh nghiệm nhiều năm đi dạy.
Các thầy sẽ biết trước, khi học tới bài đó các bạn sẽ vướng ở đâu. Và đã có những
đáp án cụ thể ngay trong bài lý thuyết hoặc bài tập nào đó mà bạn không để tâm
đến. Hãy xem thật kỹ video clip vài lần rồi tự ngẫm lại thắc mắc của bạn. Nếu
trải qua vài lần mà bạn vẫn chưa hiểu. Hãy mạnh dạn gởi mail hoặc gởi thắc mắc
bên dưới mỗi bài học.Bạn sẽ nhận được giải đáp nhanh chóng cho vấn đề của bạn.
Việc này, sẽ tôi luyện cho bạn tính kiên nhẫn và giúp bạn
không dựa dẫm vào thầy cô. Chỉ trừ những vấn đề nào quá khó, vượt sức của bạn
mà thôi.
4- Mỗi ngày nên xem lại video hoặc code đã viết
ít nhất 1 giờ
Kỹ năng lập trình hay tư duy lập trình không phải tư
nhiên mà chúng ta có. Mà chúng phải trải qua quá trình tôi luyện và rèn dũa mỗi
ngày. Cũng như 1 người chưa rành đường sẽ nhờ những người rành đường dẫn đến điểm
cần đến. Sau đó chính họ phải là người tự đi trên con đường đó, vài lần, vài chục
lận thì tự khắc hình ảnh, ngóc ngách của con đường đó sẽ xuất hiện trong tâm
trí của họ thôi. Đây là phản xạ có điều kiện, và chúng ta phải rèn luyện một
cách tích cực thì mới có thể có được.
Đừng lười biếng vì bạn phải xác định đây là nghề, là đam
mê, là cái sẽ nuôi sống bạn sau này. Hãy tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng, nổ
lực từng ngày, từng giờ. Và bạn sẽ đạt được vị trí mà bạn muốn trong tương lai
gần.
5- Học online một mình, nhưng thực ra không
phải một mình
Bạn nghĩ có một mình bạn đang học ?. Không đâu, cùng thời
điểm này cũng nhiều người đang học, đang bàn và đang nghĩ về vấn đề mà bạn học ấy
thôi. Chỉ là bạn không mở cửa để giao tiếp gặp gỡ, tâm giao cùng họ. Hãy tham
gia vào group Lập trình PHP ,
đây là group với phần lớn là các học viên đã từng theo học các khóa tại ViệtTâm Đức cả online lẫn offline. Là môi trường tuyệt vời để hỗ trợ, dẫn
dắt bạn trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
Vì thế, mỗi ngày nên dành 30 phút ngó qua. Có những câu hỏi
có thể lúc này bạn chẳng hiểu gì. Nhưng một lúc nào đó bạn sẽ cần tới nó cho
công việc của mình đấy.
6- Tự đặt câu hỏi theo phương pháp: What -
Why - When - How
Khi kết thúc một vấn đề trong bài học, đừng dừng lại và
ngồi chơi. Hãy dành ít phút để tổng hợp lại vấn đề bạn vừa học được theo phương
pháp 3W1H theo cách hiểu
của chính bạn chứ không phải từ người thầy trước đó.
What: nó là cái gì ?
Why: Tại sao phải dùng nó ?
When: Dùng nó khi nào ?
How: Dùng nó như thế nào ?.
Khi bạn tự trả lời được theo phương pháp trên, thì tức bạn
đã hiểu được vấn đề. 1 ví dụ cụ thể đây:
Bạn học được bài HTML. Hãy đặt các tình huống sau:
What: Html là gì ?. Là ngôn ngữ thiết kế định dạng cho
website. Những gì bạn thấy được (màu sắc, hình ảnh, kích cỡ...), tương tác được
trên 1 trên website (nhập liệu) chính là HTML.
Why: Tại sao dùng HTML ?. Không dùng HTML thì không thể tạo
nên 1 trang web hoàn chỉnh.
When: Khi nào dùng HTML ?. Khi nào bạn muốn hiển thị những
gì bạn muốn trên 1 trang web thì khi đó phải dùng HTML. Ví dụ bạn muốn hiển thị
cái textbox chẳng hạn.
How: Dùng nó như thế nào ?. HTML là tổ hợp các thẻ vì vậy
cần học các thẻ cấu trúc nền (HTML, HEAD, BODY, TITLE) và các thẻ tương tác (in
đậm, in nghiêng, gạch dưới, màu sắc, liên kết, hình ảnh, biểu mẫu,...). Và bố
trí nó theo chuẩn W3C.
Hi vọng với một số cách trên đây sẽ giúp các bạn có thể hiểu được cách học PHP sao cho hiệu quả. Nhưng nếu bạn chưa biết nhiều đến PHP thì bạn nên chọn một khóa học về PHP cho bản thân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét