Với công nghệ World Wide Web hay còn gọi là Web sẽ giúp bạn đưa những thông tin mong muốn của mình lên mạng Internet cho mọi người xem một cách dễ dàng. Với các công cụ và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Sự ra đời của các ngôn ngữ lập trình giúp chúng ta xây dựng được các trang web phù hợp với yêu cầu của người sử dụng. Khi thiết kế web ngôn ngữ PHP đóng góp một phần rất quan trọng. Bởi vậy tìm hiểu thành thạo về ngôn ngữ PHP thì việc bạn thiết kế một trang web thật đơn giản.
Dưới đây là cách sử dụng hàm trong PHP:
Bạn có thể sử dụng hàm ở bất cứ đâu trong một trang php khi đã khai báo hàm.
Cú pháp để khai báo hàm như sau:
Kết quả hiển thị sẽ là:
PHP Code:
function ten_ham (thamso1, thamso2, ..., thamson)
{// đoạn chương trình xử lý dữ liệu bên trong hàm
return gia_tri;
}
Trong đó:
- function: là từ khóa
- ten_ham: là tên chúng ta đặt cho hàm. Tên hàm có thể sử dụng chữ cái, chữ số hoặc dấu gạch dưới.
- Các thamso là các tham số đưa vào. Các tham số khi khai báo ở dưới dạng các biến, còn khi sử dụng thì có thể là biến, hằng hay một giá trị nào đó. Một hàm có thể có hoặc không có nhiều tham số
- gia_tri: là giá trị trả về sau khi gọi hàm. Giá trị này có thể là một biến hay một giá trị cụ thể nào đó.
Chú ý: Nên đặt tên hàm sao cho gần nghĩa với công dụng của hàm. Tên hàm có thể bắt đầu bằng kí tự chữ hoặc gạch dưới, không bắt đầu bởi số. Tên hàm không được trùng nhau bởi khi trùng nó sẽ không biết thực thi hàm nào và gây ra lỗi. Vì vậy cần tên hàm phải là duy nhất.
Ví dụ đơn giản về hàm
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
| <?php function diachiweb() { echo "viettamduc.net" ; } echo "Trang web của tôi là: " ; diachiweb(); ?--> |
Trang web của tôi là: viettamduc.net
Hàm phức tạp:
khi xây dựng hàm có liên quan đến cơ sở dữ liệu ta thường xuất dữ liệu ra một bảng nào đó. Chúng ta có thể dùng các cặp thẻ trong HTML như <table></table> để tạo bảng.... Nhưng PHP cũng có thể làm được điều đó một cách dễ dàng và ngắn gọn:
PHP code:
<?function viet_o ($noidung,$dinhdang)
{
$td_tmp="<td " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</td>";
return $td_tmp;
}?>
PHP code:
<table>
<tr>
<?viet_o("STT","");?> <?viet_o("tên sản phẩm","");?> <?viet_o("giá","");?> </tr>
<tr>
<?viet_o("1","");?> <?viet_o("Nồi cơm điện","");?> <?viet_o("550000","");?> </tr>
<tr>
<?viet_o("2","");?> <?viet_o("Máy giặt","");?> <?viet_o("6000000","");?> </tr>
</td>
Các tham số mặc định và tham số tùy chọn.
Ví dụ về tham số mặc định
PHP code:
function viet_o ($noidung, $dinhdang="")
{
$td_tmp="<td " . $dinhdang . ">" . $noidung . "</td>";
return $td_tmp;
}
Nếu các tham số mặc định được đặt hết ở bên phải của danh sách tham số, khi triệu gọi hàm, chúng ta có thể bỏ qua các tham số mặc định này. Tuy nhiên nếu nó nằm giữa hay bên phải thì không được phép bỏ qua trong trường hợp các tham số mặc định được đặt ở bên trái ta coi chúng như là các tham số tùy chọn.
Phạm vi hoạt động của biến
Có hai loại biến là biến toàn cục và biến cục bộ:
Biến toàn cục có thể sử dụng bất cứ đâu trong trang PHP
Biến cục bộ chỉ được sử dụng trong hàm
Để thiết lập hoặc lấy giá trị của biến toàn cục ta làm như sau:
Cách 1: Dùng khai báo GLOBAL để khai báo biến toàn cục
Cách 2: Sử dụng mảng $GLOBAL["Tên_biến_toàn_cục"]
PHP code
<?
$a=1;$b=3;
function tinhtong ()
{
return $a+$b;
}?>
Khi gọi hàm tinhtong() ở trên sẽ cho ra kết quả là 0 (Vì $a và $b lúc này được coi là biến cục bộ có giá trị bằng 0)
Để chạy đúng chương trình thì ta làm như sau:
PHP code:
<?
$a=1;$b=3;
function tinhtong ()
{
GLOBAL $a, $b
return $a+$b;
}?>
$a=1;$b=3;
function tinhtong ()
{
GLOBAL $a, $b
return $a+$b;
}?>
0 nhận xét:
Đăng nhận xét